Rèm Cửa Dán Tường Cửa Sổ Chống Nắng Giá Rẻ

Rèm cửa từ lâu đã trở thành bạn đồng hành quen thuộc trong đời sống của mỗi gia đình. Bên cạnh những loại rèm vải truyền thống hay rèm cuốn, rèm xếp cồng kềnh với bộ khung cố định thì hiện nay đã có một loại rèm mới xuất hiện, vừa dễ dàng lắp đặt, vừa không cần thanh treo, khoan đục. Đó chính là rèm cửa dán tường.

rem-cua-dan-tuong

Rèm cửa dán tường cửa sổ là gì ?

Cũng giống như rèm vải, rèm dán tường đa năng được làm từ nhiều loại chất liệu như: Vải voan, vải bố, vải gấm, vải nhung… Cách lắp rèm thì khá đơn giản, bao gồm một miếng dán dài sẽ được dán cố định chạy theo chiều ngang khung cửa, còn miếng xốp có kích thước tương tự sẽ được may cố định vào tấm rèm. Chỉ cần chập (dán) hai mảng đó vào nhau là ta đã có được một tấm rèm ưng ý.

Rèm dán tường thường được dùng để làm rèm cửa sổ hơn là rèm cửa chính. Do rèm cửa phòng khách có kích thước lớn, độ chắn sáng cần được tối ưu nên người ta thường dùng các loại vải dày hoặc 2 lớp vải. Do đó rèm sẽ có độ rũ lớn kéo theo trọng lượng nặng liên tục tì đè xuống phía dưới nên những miếng dán nhỏ khó mà chống đỡ được.

Vì thế, những rèm cửa lớn ở cửa chính của các tầng hoặc rèm thông tầng do có khuôn khổ lớn nên phải có bộ khung đỡ được khoan cố định vào tường hoặc luồng trong các hộp rèm mới cố định tốt cho rèm, vừa toát lên vẻ hiện đại, thẩm mỹ hơn. Đồng thời, có nhiều gia đình ưa dùng rèm motor tự động để kéo rèm, đó là điều mà rèm dán không thể có được.

rem-cua-dan-tuong

Ưu điểm, nhược điểm của rèm cửa dán tường

Ưu điểm

Về ngoại hình, vải may rèm dán vốn không khác gì với các loại rèm khác, tuy nhiên lại có nhiều ưu điểm tuyệt vời, khác biệt với thiết kế đơn giản, gọn nhẹ hơn, giúp cho người dùng dễ dàng tháo rời và tiết kiệm thời gian. Từ đó có thể lắp đặt mà không cần khoan tường, thanh treo rèm… vừa tốn thời gian, kinh phí mà còn mất thẩm mỹ khi để lại dấu vết trên tường sau khi tháo rời. Vì vậy, nó được nhiều người đánh giá là một loại rèm cửa sổ đẹp hiện nay.

Từ đó, chủ nhà không cần phải thuê đơn vị bán rèm đến đến thi công, khoan đục lằng nhằng, mất thẩm mỹ mà chỉ cần đo các kích thước chiều rộng, chiều dài của cửa rồi ra đặt rèm về dán lên là xong. Đặc biệt, bất kỳ ai cũng có thể tự lắp đặt được loại rèm cửa này theo ý thích của mình và thay đổi mẫu mã, tạo ra sự tươi mới liên tục mà không cần phải mất nhiều công sức.

Đặc biệt, sự ra đời của rèm dán tường cũng giúp cho khách hàng có thể chủ động hơn trong việc mua vải rèm, bởi vì có những kích thước cửa quá nhỏ nên khi liên hệ lắp rèm khoan cố định cũng khó cho đơn vị thi công khi báo giá rèm cửa.

Như vậy, chỉ mất vài phút lắp đặt là đã có được một bộ rèm nhanh chóng, không mất nhiều công sức và dễ dàng tháo ra giặt giũ, vẫn chống nắng hiệu quả và đảm bảo thẩm mỹ tốt cho căn phòng.

rem-cua-dan-tuong

Nhược điểm

Chỉ phù hợp dùng cho cửa sổ, trước phòng tắm… không hợp với cửa chính, rèm có trọng lượng lớn vì nó có thể không chịu được sức nặng mà bị rơi ra.

Rèm dán tường không có motor tự động, không có thanh cuộn để cuộn tròn mà chỉ có thể dùng dây để buộc lại hoặc dùng kẹp để nẹp vải lại khi cần lấy sáng.

Rèm dán tường thường chỉ là rèm vải, không đa dạng mẫu mã như là rèm cầu vồng, rèm sáo gỗ, rèm sáo nhôm, rèm lá…

Mặt dù rèm dính siêu chắc nhưng bề mặt căn phòng khô ráo hay ẩm ướt sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của lớp keo dán tường cố định rèm. Nếu phòng bị ẩm ướt thì miếng dán tường có thể mất tác dụng, bong tróc. Chính vì thế, cần làm sạch bề mặt tường trước khi dán và đảm bảo khu vực đó phù hợp, không bị ẩm ướt.

Các loại rèm dán tường

Hiện nay, rèm cửa dán tường có 2 phong cách treo chính đó là dán thẳng căng vải hoặc dán gợn sóng như những loại rèm vải khác.

Chỉ cần lựa chọn loại vải trơn hay hoa văn, chất liệu vải nhung hay vải bố… rồi đo kích thước, gửi đi đặt hàng là các chủ nhà đã có thể thay đổi diện mạo của phòng mà không tốn nhiều công sức. Sau này nếu không thích dùng rèm cửa nữa thì có thể gỡ bỏ mà không để lại dấu đục tường, không cần tốn công xạ, bít lại lỗ đục rồi sơn màu rất vất vả, nhất là với các nữ chủ nhà.

Sự tiện lợi của màn cửa sổ dáng tường so với các loại rèm khác là gia chủ có thể tùy ý thay đổi màu sắc của rèm bằng các mẫu khác, thay đổi kích thước và phong cách nếp thẳng, nếp gấp gợn sóng… theo ý thích. Khác xa với các kiểu rèm cố định có giá tiền cao, rất khó đổi qua mẫu khác vì sẽ tốn rất nhiều chi phí và lại không có nhiều mẫu mã với hoa văn đẹp mắt, đa dạng.

rem-cua-dan-tuong

Cách đo kích thước rèm dán tường

Vì dễ dàng lắp đặt cho nên để tiết kiệm thời gian, ta cũng có thể trực tiếp đo kích thước của ô cửa rồi đến tiệm bán rèm để đặt hàng cho thuận tiện. Cách đo rèm như sau:

– Chiều rộng của rèm = Chiều rộng khung cửa + 40cm.

– Chiều cao của rèm = Chiều cao của cửa + 20cm.

– Ví Dụ : Cửa rộng 1m2, cao 1m4 thì chiều cao là 1.2m + 0,4m = 1,6m. Chiều cao 1m4m + 0,2m = 1,6m .

rem-cua-dan-tuong

Việc để thừa vải ở các ô cửa có tác dụng làm cho phần vải, miếng dán tường được dài ra, tiếp xúc diện tích nhiều hơn với mảng tường, tránh cho trường hợp gặp gió lớn có thể khiến rèm bị lột ngược lên. Bên cạnh đó, một mảng rèm to che chắn cả khung của mang lại sự thẩm mỹ cao hơn.

Lưu ý: Kích thước này chỉ đang áp dụng cho loại vải phẳng, còn với những ai thích làm rèm dán gợn sóng thì phải đặt kích thước vải rộng hơn từ 3/2 hoặc gấp đôi khung cửa (tùy độ gấp mong muốn).

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *